Những bức tranh sơn mài trước khi thành hình phải trải qua rất nhiều công đoạn và thời gian có thể kéo dài từ 2 – 6 tháng, cộng với sự khéo léo, cần mẫn của những đôi tay nghệ nhân yêu đời mới cho ra đời những bức tranh tuyệt đẹp, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tinh tế. Sự xuất hiện của những bức tranh sơn mài mang đến cho bạn nhiều ý nghĩa, niềm vui, tài lộc và hạnh phúc trong cuộc sống.

Nếu bạn thật sự quan tâm thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được lý do và ý nghĩa của những bức tranh sơn mài Phúc Lộc Thọ mang lại. Phúc Lộc Thọ là ba vị thần được rất nhiều người tôn thờ và kính trọng. Họ là những vị thần mang đến nhiều hạnh phúc, sự bình an và may mắn.

– Đầu tiên là Phúc:

Phổ biến nhất là quan điểm tạo phúc là một quá trình của nhiều đời, nhiều thời gian (phúc dày). Chính vì thế mà có câu: “Nhờ phúc 75 đời nhà nó, chứ không…!”. Đã có những người con dâu hiếu thảo, khi vợ chồng làm ăn phát đạt, đem tiền biếu cha mẹ chồng, đã nói rất hay rằng: “Chúng con có được như ngày nay, là nhờ phúc của cha mẹ, chứ không hoàn toàn của chúng con”. Khéo không! Thế thì cha mẹ nào còn nỡ từ chối? Làm việc Phúc là phải quên như chưa hề làm, là không bao giờ được kể lể công lao, khoe khoang thành tích thì may ra mới có phúc. Ấy là điều các cụ xưa vẫn dạy!

Điều cần ghi nhớ là Phúc không dễ mà có được, cũng không phải cứ cầu là được. “Phúc bất trùng lai” chứ không như “Họa vô đơn chí!”.

Cho nên ai ai cũng cần chăm lo tạo phúc cho mình và hơn thế nữa, cho con cháu mình. Tạo phúc phải đặt lên trước hết, trên hết, là cách hiểu đúng đắn nhất của mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh. Người xưa khuyên: “Hãy ăn ở thế nào để có thể để phúc lại cho con, cho cháu!”. Phúc là tài sản để lại bền chặt nhất! Một khi đã vô phúc thì tiền của chả còn ý nghĩa gì nữa!

– Thứ 2 là Lộc.

Lộc dù là tranh, là tượng hay là chữ, cũng không bao giờ đứng riêng một mình. Bao giờ cũng đứng  giữa hai ông Phúc, Thọ thành bộ tam đa! Phải chăng người ta không muốn cái ham muốn của mình nó thể hiện ra một cách lộ liễu quá? Cũng không phải ngẫu nhiên mà người xưa đặt Lộc vào vị trí trung tâm, hai bên là Phúc và Thọ. Đấy chính là ý răn dạy sâu xa của tiền nhân với hậu thế: Hưởng Lộc phải nghĩ đến tạo Phúc, cầu Thọ. Nhắm mắt thu Lộc bất minh, bất chấp Phúc, Thọ thì thật là nguy hại!

Lộc có thứ của vua ban, có loại của dân biếu. Vua ban để úy lạo bầy tôi đã “chí công, vô tư” thay vua cai quản, chăn dắt dân chúng dưới quyền! Còn dân kính biếu quan là để bày tỏ lòng biết ơn về một công việc gì đó mà quan đã vì quyền lợi chính đáng của dân mà làm. Như vậy hoàn toàn có thể nói Lộc chính là sự ghi nhận công lao các quan: công lao với dân và công lao với vua, với nước. Có công lao thì có lộc! Và đấy cũng là tiêu chí để phân biệt quà “biếu” với “hối lộ”! Không công lao, mà nhận quà, nhận thưởng, thì đó là thứ hưởng thụ bất minh, bất chính!

Ở đời có quy luật nhân quả: “Nhân nào quả đấy “ và hưởng Lộc phải nghĩ đến tạo Phúc cho người nghèo khó, cầu Thọ không chỉ cho riêng mình mà còn cho ba mẹ, đấng sinh thành và cả gia đình.

Cuối cùng là Thọ

Mọi người hẳn đều thuộc lòng câu: “Sinh có hạn, tử bất kỳ”. Thiên nhiên quả là vĩ đại! Nếu như tử cũng tính được hạn định cụ thể như sinh, thì e rằng cuộc sống sẽ giảm đi thi vị nhiều lắm. “Bất kỳ” mới tạo nên sức hấp dẫn đến cùng và niềm hy vọng khôn nguôi, đối với cuộc sống tất cả chúng ta! Người ta còn phân biệt khi ai đó chết trẻ, thì cáo phó phải dùng chữ hưởng dương, chứ không được dùng chữ hưởng thọ. Cho nên thọ chính là một trong những tiêu chí của hạnh phúc – đối với bản thân người thọ cũng như với con cháu. Thọ cũng là đặc trưng của xã hội tiến bộ, bởi sự đóng góp to lớn của những phát minh vĩ đại về công nghệ nói chung và y học nói riêng.

Nhưng con người chúng ta thường khi về già hay tự đặt câu hỏi: “Thọ thế nào thì vừa? Thọ có thực sự là một điều hạnh phúc không?” Trả lời câu hỏi này thật không đơn giản chút nào!

Ý tưởng của câu hỏi trên không nằm ở chỗ muốn tìm giới hạn của sự sống, mà chính là muốn bàn xem sống đến khi nào, sống trong tình trạng thể xác và tinh thần ra sao thì xứng đáng gọi là thọ? Bởi vì thọ luôn luôn gắn với hạnh phúc. Một khi đã không còn hạnh phúc, thì thọ chả còn ý nghĩa gì cả! Thọ, trong trường hợp ấy, để làm gì? Trong thực tế, không một ai muốn chết cả. Già yếu ốm đau đến mấy cũng “còn nước còn tát”, cũng vẫn muốn được cứu chữa để sống. Ngược lại, cũng có người tự thấy mình… “đã đến cõi”, bệnh quá hiểm nghèo, không nên làm phiền con cháu, thanh thản chấp nhận ra đi, về cõi vĩnh hằng. Mong rằng chỉ ốm qua loa đủ để con cháu trả nghĩa, rồi được theo về với tổ tiên là hạnh phúc nhất!

Người ta cũng thường hay sử dụng tượng ông thọ để tặng cho ông bà hay cha mẹ vào những dịp như mừng thọ với mong ước người được nhận trường thọ, sông lâu trăm tuổi.

Để sở hữu những bức tranh sơn mài chất lượng và mong ước có được sự sung túc, thịnh vượng trong cuộc sống thì bạn nên lựa chọn những sản phẫm sơn màu được sản xuất từ làng nghề truyền thống sơn mài Tương Bình Hiệp. Đây là nơi có rất nhiều nghệ nhân sơn mài có tay nghề, kinh nghiệm nổi tiếng. Bên cạnh đó những sản phẩm sơn mài ở làng sơn mài Tương Bình Hiệp còn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời đã có rất nhiều mặt hàng sơn mài tại nơi đây đã có mặt trên thị trường quốc tế.