Sơn mài từ một chất liệu thủ công truyền thống của Việt Nam đã được những họa sĩ tài danh biến thành một chất liệu hội họa. Các tác phẩm sơn mài hiện đại Việt Nam tiêu biểu có thể kể đến như: Vườn Bắc Trung Nam của Nguyễn Gia Trí, Ngựa Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm; Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng và rất nhiều tác giả tác phẩm khác đã tạo dựng nên sơn mài Việt Nam trong nền nghệ thuật hiện đại của thế giới thế kỷ XX.

“XƯỞNG SẢN XUẤT SƠN MÀI THANH BÌNH LÊ – LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP’’

NGUỒN GỐC CỦA SƠN MÀI

Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…

Ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ của nghệ thuật sơn mài cổ truyền. Vào thời kỳ từ năm 1600 – 1046 trước Công Nguyên, người thợ thủ công Trung Quốc đã biết sử dụng sơn mài vào các vật dụng trong đời sống hàng ngày và sau đó đưa màu sắc vào chất liệu này, tạo tính mỹ thuật cao trong từng sản phẩm.

Đến thế kỷ thứ 5, nghệ thuật sơn mài được truyền bá sang Nhật Bản. Người Nhật Bản đã tận dụng kỹ thuật này để phát triển và tạo thành một nền tảng cho kỹ thuật tác chế trên thế giới. Một trong những kỹ thuật người thợ thủ công Nhật Bản tìm ra là kỹ thuật Makie: dán vàng hoặc bạc lên sơn mài. Kỹ thuật này đã làm nghệ thuật sơn mài phát triển lên một tầm cao mới, từ việc chỉ dùng làm những vật dụng dân gian đến việc tạo ra những sản phẩm sơn mài sang trọng được dùng trong những cung điện, lăng tẩm, đền chùa hay những gia đình quyền quý.

“XƯỞNG SẢN XUẤT SƠN MÀI THANH BÌNH LÊ – LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP’’

NGUỒN GỐC SƠN MÀI Ở VIỆT NAM

Tại Việt Nam, những vết tích đầu tiên về chất liệu này được khai quật cách đây hàng trăm năm trước Công Nguyên. Vào thời Đinh (930-950), dân Việt đã biết sử dụng mủ cây sơn để trét thuyền. Lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần, nhiều cổ vật, pho tượng gỗ hay đất được sơn son thếp vàng vẫn còn được lưu giữ.

Mãi đến đời vua Lê Nhân Tông (1443-1460), Trần Thượng Công mới được tôn là bậc thầy đầu tiên của ngành nghề này. Các học trò của cụ đã lập phường thợ tỏa đi khắp nơi, những người thợ giỏi được triều đình nhận vào nội phủ để trang trí nội thất trong cung điện. Hiện nay Huế được xem là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất.

“XƯỞNG SẢN XUẤT SƠN MÀI THANH BÌNH LÊ – LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP’’

LÀNG NGHỀ SƠN MÀI

Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết – nó thích hợp vào mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó cho thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.

Làng nghề sơn mài Đình Bảng (Tiên Sơn – Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng..

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp từ nhiều thế kỷ nay nổi tiếng khắp cả nước, là chiếc nôi của ngành sơn mài mỹ thuật địa phương, nay là phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố 7km về phía bắc.

Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước.

“XƯỞNG SẢN XUẤT SƠN MÀI THANH BÌNH LÊ – LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP’’

CÁC LOẠI SƠN MÀI

Sơn mài truyền thống có thể chia làm 3 loại:

–   Sơn quang được dùng trên các vật dụng bằng mây, tre, gỗ như hộp, khay… có nhuộm màu nhẹ, khá phổ biến trong dân gian.

–   Sơn son thếp vàng chỉ được thấy trong các gia đình quyền quý, các nhà thờ, đình, chùa, nhất là các lăng tẩm, cung điện vua chúa… Ngày nay có thể thấy ở các pho tượng, câu đối, hộp, kiệu võng, án thư… trong những di tích cổ hoặc bảo tàng ở Việt Nam.

–   Nổi tiếng và độc đáo nhất là loại sơn mài đắp nổi. Các chi tiết đắp nổi được làm bằng hỗn hợp trộn giữa bột đá non, tro mo cau và giấy tinh giã nhuyễn. Loại sơn mài này thường thấy trong nội phủ, hoàng cung với nhiều chi tiết hoa văn vô cùng phong phú, bắt mắt như rồng, phụng, tứ linh…

“XƯỞNG SẢN XUẤT SƠN MÀI THANH BÌNH LÊ – LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP’’