Công đoạn lên tranh:người họa sĩ bắt đầu với những nét phác bằng phấn trắng lên tấm vóc,sau khi hoàn thành những nét phác họa người họa sĩ dùng hoàn toàn sơn chin để thể hiện.Sơn chin sẽ làm dính một lớp nền để kết dính các chất liệu khác nhau mà người họa sĩ dùng hoàn toàn sơn chin để thức hiện.Sơn chin sẽ làm dính một lớp nền để kết dính các chất liệu khác nhau mà người họa sĩ muốn dùng có thể là vỏ trứng,rồi dùng dụng cụ để tán cho vỏ trứng dập vỡ theo kích cở tùy ý và nó cũng tạo độ kết dính của vỏ trứng với bức vóc tốt hơn.

– Công đoạn đi nét: rồi họa sĩ dùng bút để đi những nét hoặc xử trí tạo nên các hiệu ứng khi thể hiện chất liệu trên đó có thể là vỏ trứng,có thể là vỏ trai hay bất kỳ chất liệu gì mình mong muốn.

Một màu rất quý của Tranh Sơn Mài đó chính là Son,chất liệu màu làm từ cát đỏ chu sa có tên gọi là chu sa.Sơn chin là các dung môi điều hòa các nguyên liệu khác nhau để tạo nên màu sắc cho bức họa.Trên lớp màu lại là một lớp bạc,có thể trên lớp bạc lại là một lớp vàng hay một lớp vàng nào đó ,đó chính là điều kỳ diệu của Tranh sơn mài.Chỉ có người họa sĩ mới hiểu được bức họa của mình,có bao nhiêu lớp chồng chất,đan xen và hòa nguyện với nhau như thế nào trong lớp sơn đó trong tác phẫm của mình.

Sau khi đã hoàn thành công đoạn vẽ,phối màu và để lớp sơn kết dính vật liệu khô hoàn toàn,người họa sĩ sẽ tiến hành công đoạn cuối cùng.Công đoạn này cần lớp sơn cánh gián loại tốt nhất pha cùng dầu hỏa và dùng thiếp phủ lên toàn bộ bề mặt tranh,lớp sơn này sẽ là lớp bảo vệ giữ màu sắc và các chi tiết  trong Tranh Sơn Mài.

-Kỳ diệu là vậy nhưng cũng không sao so sánh được cho sự khám phá bí ẩn của bức Tranh Sơn Mài khi đến công đoạn Mài.Sau khoảng một tuần cho bức tranh khô hẳn,bức tranh được người họa sĩ dần hoàn thiện,nét bút của họa sĩ ở công đoạn này chính là nước và giấy ráp (giấy nhám).

Quá trình khó nhất của họa sĩ thức hiện Tranh Sơn Mài là quá trình Mài.Bởi quá trình mài là quá trình người họa sĩ mài cắt lớp,cắt lớp từ trên xuống đến tận đáy gốc.Mỗi lần mài là người ta khám phá ra xem chất liệu hình ảnh hiện ra như thế nào,vì chính người họa sĩ mới thuộc được là vẽ được bao nhiêu lớp sơn thì trong quá trình mài đó là quá trình cực khó.Vì nếu tay mài quá đi thì lớp sơn đó sẽ mất ,mà tay mài chưa tới thì cũng chưa đạt yêu cầu vì khi lớp sơn mài đó tách một cách ngẫu nhiên khi mình mài ra từ lớp sơn,lớp vàng,lớp bạc dưới đó lộ dần lên.Nếu mình không nắm bắt kịp được thời điểm tức thời đó thì những cái đẹp đó của tranh sẽ mất đi.

Để bức tranh sơn mài đẹp mãi với thời gian,người họa sĩ sẽ pha sơn cánh gián loãng và dùng bột mùn cưa với vải miết chặt cho vào giữa và phủ đều,sau đó dùng tay rủ cho lớp sơn bám chắc vào mặt tranh,thao tác này còn gọi là thoát tranh.Sau công đoạn này,bức tranh sơn mài sẽ có một lớp phủ cức mỏng,trong suốt từ tầm vóc trở thành tranh trải qua rất nhiều công đoạn thực hiện với vật liệu quan trọng nhất đó là sơn ta.

Cuối cùng,bất cứ bức Tranh Sơn Mài nào cũng vậy đều được rửa sạch và đánh bóng bằng chính long bàn tay của mình hoặc tóc rối.Lúc này,nhiệt độ tạo ra từ ma sát với tranh sẽ giúp sơn rắn chắc  lên bền mặt tranh,tạo thành lớp phủ trong suốt như gương.

Từ khi làm bức vóc tranh,bức tranh phải trải qua hàng chục công đoạn tỉ mỉ với hang chục lớp sơn và lượt mài.Thời gian tạo ra bức tranh sơn mài tối thiểu là khoảng 3 tháng có thể lên tới hàng nhiều năm trời,điều đó cho thấy nếu không được sự đam mê thì không chọn nghề họa sĩ tranh sơn mài.Và có lẽ cũng không có một loại tranh nào hiện nay có nhiều công đoạn công phu,nhiều kỹ thuật cầu kỳ và tỉ mỉ đến như vậy.