Nguyên liệu đầu tiên và quan trọng nhất chính là sơn ta. Loại nhựa được chiết xuất từ cây sơn, loài cây chỉ có ở vùng Đông Bắc nước ta.
Sơn sống sau khi thu hoạch phải trải qua quá trình chế biến, tạo ra 2 loại sơn chính:một loại có màu đen sâu gọi là “then” và màu cánh gián gọi là sơn cánh gián. Sơn sống, then và sơn cánh gián là ba nguyên liệu để tạo ra Tranh Sơn Mài
– Tạo vóc: Vóc có thể hiểu nôm na đó là tấm nền của bức tranh,một trong những yếu tố quyết định đến độ bền của bức tranh chính là do vóc,riêng để làm ra được bức vóc có tới 10 công đoạn:từ xẻ gỗ, gắn, thảo sơn, đánh vải, bó, hom, lót, kẹt, thí và mài. Cốt vóc phải là loại gỗ ít cong vênh, hạn chế mối mọt thường sử dụng tre nứa hoặc gỗ sồi, gỗ ván. Có những công đoạn sẽ được lập lại 2-3 lần mới đảm bảo yêu cầu chất lượng.
1.Công đoạn đầu tiên đó là xẻ gỗ: giờ đây với những tấm gỗ ván được xử lý tốt về keo kết dính,về độ ẩm,nghệ nhân phải giảm tối đa về công sức và thời gian tìm gỗ tấm. Sau khi xẻ theo kích thước cần thiết,gỗ được đánh va với giấy ráp to (giấy nhám) để tạo ra mặt phẳng tương đối và cho giảm xước ở cạnh mặt gỗ.
2.Công đoạn tiếp theo là phần gắn: công đoạn này sử dụng sơn sống với bột mùn cưa tạo thành hỗn hợp sơn gắn kết để trét lên những chổ nứt, vết lõm trên bức vóc.
3.Công đoạn thảo sơn: chất liệu dung cũng là sơn sống trộn với bột cưa nhưng lần này thì hỗn hợp sơn thảo long hơn so với hỗn hợp sơn gắn trước đó. Người thợ dùng mỡ phết đều sơn lên bền mắt của tấm gỗ, với lớp thảo sơn này độ ẫm bên ngoài không thể xâm nhập vào bên trong tấm gỗ,giúp bảo vệ và tăng tuổi thọ của bức tranh sơn mài.
4.Công đoạn đánh vải: ngay sau khi lớp sơn thảo còn ướt,một tấm vải sô được phủ lên tên bề mặt tấm gỗ.Sau đó người thợ quét một lớp sơn sống mỏng lên phía trên,sơn sống sẽ được ngấm sâu vào từng sợi vải và khi khô chúng sẽ tạo nên độ bền chắc như một lớp lưới thép giúp cho tấm gỗ không hề bị cong vênh hay nứt vỡ dù thời tiết có biến đổi cở nào.Sau đó bột cưa khô được gấc quanh bốn cạnh và quét đều lên bề mặt giúp thấm hết những lớp sơn sống còn lại và tạo nên một lớp phía bên trên lớp vải.
5.Công đoạn bó:sau khi để khô chúng 1-2 ngày,các góc vải sẽ được cắt bỏ,tấm gỗ được đánh bằng với giấy ráp (giấy nhám).Sau đó được quét sạch bề mặt và công đoạn này một chất liệu được sử dụng thêm đó là đất sét,đất sét được trộn với bột mùn cưa và sơn sống để tạo nên hỗn hợp gọi là sơn bó.Người thợ dung mo miết đều tay theo chiều dọc tạo một lớp sơn bó mỏng trên bề mặt tấm gỗ,sau đó là một lớp nữa theo chiều ngang của tấm gỗ,và tấm gỗ được để khô trong 3 ngày.
6.Công đoạn hom: tấm gỗ được đánh giấy ráp để tạo được độ nhám tương đối để tạo ra được độ mịn của nguyên liệu.Đất phù sa được sử dụng thay cho đất sét, đất phù sa được khấy nhuyễn với nước,chất lọc qu a lớp vải có lắng rất mau và sít để đạt độ mịn nhất có thể.Đất phù sa trộn với sơn sống tạo nên hỗn hợp gọi là sơn hom.Người thợ sẽ miễn hỗn hợp sơn hom đều lên toàn bộ tấm gỗ,sau khi để khô 3 ngày,lại một sơn hom nữa được lập lại.
7.Công đoạn lót: sau khi sơn hom đã khô,người thợ sẽ dung lớp sơn sống phủ lên trên toàn bộ bề mặt của tấm gỗ hom.Sau 3 ngày rồi bức vóc được đem ra mài nước tạo độ phẵng,sau đó lại là một lớp sơn nữa được hỗn hợp đưa vào.
8.Công đoạn kẹt vét:công đoạn này người thợ vẫn dung hỗn hợp sơn sống,đất phù sa nhưng lần này sẽ lõng hơn so với sơn hom nhẳm làm phẵng gần như tuyệt đối tất cả những nốt lấm tấm rất nhỏ mà chuyên môn gọi là nốt chấm cua trên bề mặt.Sau đó,cốt vóc được để khô trong 1-2 ngày,rồi đánh giấy ráp cho phẵng,công đoạn này lặp lại hai lần để tạo độ bền và độ dày cho bức vóc.
9.Công đoạn thí:với công đoạn này sơn chín sẽ được sử dụng,sử dụng sơn then hoặc sơn cánh gián tùy vào màu sắc mà bức vóc muốn có,sơn được quét đều lên toàn bộ bức vóc,rồi mài nước.Sau khi thí một lần bức vóc sẽ được để khô.
10.Công đoạn mài:mỗi công đoạn lót đều có công đoạn mài nước,chính vì vậy mới sinh ra cái tên là sơn mài.Công đoạn thí,kẹt,mài được lặp lại 2 lần để tạo độ phẵng tuyệt đối cho bức vóc trước khi lên tranh.
Từ tấm gỗ cốt trở thành bức vóc cần thời gian khoảng từ 20-30 ngày tùy theo điều kiện thời tiết.Sau khi hoàn thành công đoạn mài cuối này,bức vóc được ủ khô hoàn thiện và sẳn sang đưa tới tay nghề họa sĩ.
Leave A Comment