Tranh sơn mài cao cấp T09-4

////Tranh sơn mài cao cấp T09-4

Tranh sơn mài cao cấp T09-4

2,100,000

Tranh Bến Cảng Nhà Rồng Sơn Mài Cao Cấp ( Set 4)

Kích thước: 30×60 cm

  • Giao hàng trong vòng 1 – 4 giờ làm việc đối với khách Bình Dương và nội thành TP.HCM.
  • Giao hàng toàn quốc, kiểm tra hàng và thanh toán tại nhà.
  • Đổi trả sản phẩm trong vòng 01 tuần.
  • Quý khách có thể xem trực tiếp nhiều sản phẩm khác ở:

Showroom 1: 17 Hồ Văn Cống,Phường Tương Bình Hiệp,TP Thủ Dầu Một,Tỉnh Bình Dương

Showroom 2: 153 Xô Viết Nghệ Tỉnh,Phường 17 ,Quận Bình Thạnh,TP HCM

Xưởng Sản Xuất: 451 Hồ Văn Cống,Phường Tương Bình Hiệp,TP Thủ Dầu Một,Tỉnh Bình Dương

Email: quatangthaihang@gmail.com

Hotline: 0913748169 – 0913739069 / 0919010169 ( Ms Thắm)

  •  Thời gian làm việc:
  •  Thứ 2 – Thứ 7: 8:00AM – 4:30PM
Mã: 1068c6e4c805 Danh mục: ,

Mô tả

Bến Nhà Rồng, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp), bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Hơn 100 năm – hơn một thế kỷ đã trôi qua, đã có quá nhiều sự đổi thay; nhưng Bến Nhà Rồng vẫn còn đó, và lý tưởng của người thanh niên ngày đó, và về sau là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam vẫn sáng mãi cùng non sông.

Bến Nhà Rồng là trụ sở thương cảng của Sài Gòn, nằm bên sông Sài Gòn; được xây dựng từ năm 1863, là một trong những công trình đầu tiên thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được đất này. Công trình có lối kiến trúc công sở phương tây với hành lang bao quanh và những vòm cuốn, nhưng lại có mái mang nét kiến trúc phương đông, Đặc biệt, trên đỉnh mái có trang trí đôi rồng kiểu lưỡng long chầu nguyệt – một lối trang trí phổ biến trên các kiến trúc truyền thống Việt Nam. Và kiến trúc ấy được gọi là Nhà Rồng hay Bến Nhà Rồng. Sau khi người Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Bến Nhà Rồng được chính quyền miền nam Việt Nam quản lý, Bến Nhà Rồng được tu sửa lại và trang trí hình rồng trên đỉnh mái được thay đổi hướng ra ngoài.

Sau khi đất nước thống nhất, để ghi nhớ sự kiện ngày 5/6/1911, Bác Hồ đã ra đi từ Bến Nhà Rồng tìm đường cứu nước; kiến trúc này được giữ lại làm di tích lịch sử, là khu lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1979, trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người, Nhà Rồng đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về “Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1945)”. Ngày 20/9/1982, Uỷ ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định số 236/QĐ-UB-NCVX chính thức chuyển “Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” thành “Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP. Hồ Chí Minh”. Bảo tàng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là tập trung nhấn mạnh vào sự kiện ra đi tìm đường cứu nước; và thể hiện mối quan hệ tình cảm của Bác Hồ với đồng bào, nhân dân Miền Nam.

 Không gian tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh lối sảnh chính. Trên án thờ có tượng Bác Hồ bằng đồng, tay cầm tờ báo nhân dân. Hai bên án thờ là câu đối: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”

Không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh lối sảnh chính. Trên án thờ có tượng Bác Hồ bằng đồng, tay cầm tờ báo nhân dân. Hai bên án thờ là câu đối: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”

 

Thông tin bổ sung

Cân nặng

Chiều dài

Chiều rộng

Chiều cao